2020.09.26
【Nhà nghiên cứu xã hội học: Nakamura Kasumi/ Rero】 Nhận ra nhiều điều nhờ việc
Chúng tôi đã đợi cô Nakamura Kasumi_nhà nghiên cứu xã hội học đến phỏng vấn hôm nay trong phòng họp của công ty. Nói như vầy có hơi thất lễ một chút nhưng trước giờ do toàn phỏng vấn những nhân vật khá dễ dàng như người chơi cosplay và VocaloidP nên chúng tôi cảm thấy khách mời hôm nay có vẻ gì đó trịnh trọng. Chúng tôi lo lắng nếu cô ấy toàn dùng những từ ngữ chuyên môn thì sẽ thế nào đây….
Cạch…tiếng cửa mở.
Khi tôi lọng cọng đứng dậy chào đón thì nghe tiếng “Chào mừng quý khách!!!”
Không ngờ chỉ cần một cô hầu gái thì bầu không khí của công ty lại thay đổi đến như vầy,
“Chào mừng cô cậu về nhà!”
Hơ?? Đứng đó là cô hầu gái. Rõ ràng là chúng tôi đang đón nhà nghiên cứu xã hội học cơ mà. Sao người được chào đón lại là chúng tôi?
Suy nghĩ dựa trên cách làm việc của cô hầu gái
Sức mạnh của cô hầu gái thật quá lớn. Công ty đang trong bầu không khí quạnh hiu mà chỉ cần có một cô hầu gái bước vào là mau chóng trở nên vui vẻ. Cô khiến tôi xém chút là muốn gọi một tách trà….nhưng tôi đã kiềm chế lại được. Vì cô hầu gái lần này là khách của chúng tôi.
Đúng vậy, cô Nakamura Kasumi_người đang cống hiến hết mình trong việc viết luận văn và nghiên cứu tại cao học của trường Keio Gijyuku với cương vị là nhà nghiên cứu xã hội học. Đồng thời cô cũng đang làm công việc của một cô hầu gái với tên gọi là Rero. Dưới đây chúng tôi sẽ thống nhất gọi cô là Rero! Vậy thì lý do nào lại đưa cô đến hai lĩnh vực mà có vẻ không ăn nhập gì với nhau là nghiên cứu xã hội học và hầu gái…?
“Đúng là, thông thường người ta sẽ không tìm được mối dây liên kết gì giữa xã hội học và hầu gái. Nhưng, thật sự chúng có mối quan hệ rất sâu sắc với nhau”
Rero bắt đầu chia sẻ. Nhưng…xã hội học là…ngành học gì…?
“Xã hội học là ngành giúp người học hiểu và giải thích được một cách logic về cơ cấu và hiện thực của xã hội trên một diện rộng. Trong đó, tôi chuyên về lĩnh vực “gender và sexuality”, nói cách khác là về giới tính.”
Ra là vậy, ngẫm lại thì thấy việc nghiên cứu đến sự hình thành của hoạt động doujin cũng có phần nào liên quan đến xã hội học…Tôi… đoán vậy… Tuy nhiên, tại sao cô vừa nghiên cứu xã hội vừa làm hầu gái?
“Vốn dĩ tôi có hứng thú với xã hội học. Đặc biệt vào lúc tôi muốn suy nghĩ chín chắn hơn về việc mà mình thật sự quan tâm đến thì tôi nhận ra việc nghiên cứu xã hội học là phù hợp nhất. Tôi vốn là otaku của nhiều thể loại từ khi còn nhỏ (cười). Sau khi vào đại học thì tôi trở thành otaku của các thể loại như otaku thần tượng, sau đó lại ghiền diễn viên lồng tiếng nữ, mê các thần tượng không gian hai chiều. Và tôi đặc biệt thích maid cafe. Có thời kì tôi đã tới quán khoảng 500 lần trong vòng hai năm.”
Trời ơi…. Một năm chỉ có 365 ngày ! Hai năm thì là 730 ngày!! Vậy mà lại đi tới 500 lần sao!
“Ngoài maid cafe thì còn có những dịch vụ có nội dung liên quan đến việc lấy giới tính nữ ra làm thương phẩm, chẳng hạn như ngành thần tượng nữ. Vì vậy, luôn có những ý kiến nói về cách làm việc của nữ giới và cho rằng việc “thương phẩm hoá giới tính” là việc làm không tốt. Và, có cả chỉ trích nói rằng các ngành này sẽ dẫn đến việc tái thúc đẩy sự phát triển của khái niệm “vai trò giới tính”. Những chỉ trích này cũng có phần nào đúng nên đó là điều mà chúng ta cần phải tiếp tục suy nghĩ đến. Tuy nhiên, từ đó mà phủ định toàn bộ việc nữ giới làm việc trong các ngành có nội dung liên quan đến giới tính thì phải nghĩ đến hướng giải quyết cho các phụ nữ thực tế đang làm việc trong các ngành này.”
Đúng là nhà nghiên cứu xã hội học có khác. Chúng tôi đã bị cuốn vào bài giảng xã hội học từ lúc nào không hay.
“Tôi đã ngộ ra một điều quan trọng trong thời gian không ngừng đến maid cafe. Đó là có cô hầu gái đã nói với tôi rằng “Tôi không nghĩ những điều như chủ nghĩa nữ quyền có thể giúp ích được gì cho mình.” Các cô hầu gái đương nhiên cũng là phụ nữ và như tôi đã nói lúc nãy là các cô vừa thể hiện cái gọi là nữ tính vừa làm việc nên đương nhiên là sẽ gặp phải nhiều lo lắng và phiền muộn liên quan đến giới tính. Tuy nhiên, các cô hầu gái, ít nhất là cô gái tôi nói trên đã không nghĩ chủ nghĩa nữ quyền là điều có thể giúp ích được gì cho họ. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng hơn về vấn đề này. Đầu tiên là trải qua kinh nghiệm làm việc thực tế và lắng nghe kỹ để biết các cô có những niềm vui và sự khó khăn gì. Sau đó, bằng việc phân tích mối quan hệ giữa những điều này và giới tính thì tôi muốn cùng các cô ấy xây dựng nên chủ nghĩa nữ quyền.”
Ồ…………Đúng là một điều thật đáng học. Điều này chắc chắn sẽ có trong bài thi!! Tôi vừa nghe vừa ghi chép lại nội dung bài giảng. Úi! Nhưng tôi đang phỏng vấn cơ mà, phải bình tĩnh lại!
Tôi bị cuốn vào bài giảng xã hội học lúc nào không biết.
Đi maid cafe riết rồi trở thành maid (hầu gái) luôn.
Tôi đã hiểu được việc Rero nghiên cứu về các cô gái làm việc ở maid cafe từ quan điểm xã hội học. Nhưng tại sao cô lại trở thành hầu gái luôn…?
“Do thường xuyên đến maid cafe nên tôi đã được nhớ mặt và được chia sẻ thêm những câu chuyên sâu hơn là những câu chuyện bề nổi thường ngày. Họ chia sẻ cho tôi nghe về những niềm vui và sự vất vả khi làm công việc “hầu gái”. Và tôi cũng đã được để cho phỏng vấn rất nhiều cô “hầu gái”. Khi đó tôi đã biết đến “hội du mục ở maid cafe”. Đó là hội được lập ra nhằm mục đích xúc tiến việc làm việc du mục tại maid cafe. Thực tế, hội này cũng đang tổ chức các sự kiện về làm việc du mục tại những nơi có các cô “hầu gái”. Cụ thể là hội này thuê trọn quán maid cafe, thuê không gian và tổ chức hội du mục ở những nơi có các cô hầu gái. Tôi cũng đã đăng ký vào hội và được để cho làm việc như là “hầu gái” vài lần một tháng nhằm mục đích nghiên cứu. Thật ra thì maid cafe rất phù hợp với phong cách làm việc du mục. Vì các cô hầu gái sẽ bưng trà và cà phê đến bàn. Khi làm việc không trôi chảy thì người làm việc có thể nói chuyện với các cô để thay đổi không khí.
Ồ!! Không ngờ là có hội này…Tôi cũng muốn thử viết bài tại maid cafe!!
“Tôi đã phỏng vấn nhiều cô hầu gái và nghĩ mình đã biết rõ về nội dung công việc nhưng thực tế khi làm việc thử thì thấy rất vất vả. Đúng là chủ yếu là làm công việc bồi bàn nhưng việc trò chuyện với khách hàng mới chính là điểm nhấn của maid cafe. Các cô cần phải điều chỉnh cho phù hợp với từng công chúa, hoàng tử như là “bây giờ có nên bắt chuyện hay không?” “Nên bắt chuyện gì đây?””
“Hội du mục tại maid cafe”_nơi cô Rero làm việc. Bạn nào có hứng thú thì hãy tìm đến nhé!
Hội du mục ở maid cafe
https://maid-cafe-nomad.connpass.com
Giới thiệu về thành quả nghiên cứu của cô Rero
Là nghiên cứu xã hội học nên hoạt động, hay nói cách khác là công việc chính của cô Rero là viết luận văn nhưng ngoài ra cô còn viết cả sách.
“Nếu chỉ là công bố luận văn và các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa nữ quyền và cách làm việc của các cô hầu gái thì không thể được nhiều người biết đến. Vì vậy, tôi đã viết cả sách. Ngoài ra tôi còn đăng bài viết trên các kênh truyền thông Web. Tôi đang chuẩn bị đăng một chương trong sách “Girls・Media・Studies”. Nghe có vẻ như tôi đang quảng cáo cho sách nhưng tôi xin được giới thiệu vắn tắt là tác phẩm này giống như một sách giáo khoa đúc kết những suy nghĩ về nữ giới và văn hoá media hiện tại. Ví dụ như…có rất nhiều cô hầu gái sử dụng SNS. Các cô ấy dùng tài khoản của quán để đăng bài vào thời gian cá nhân của mình. Đó là một hình thức làm việc ngoài giờ không lươn. Nhưng các cô không được nhận lương. Mặc dù làm việc không lương trên SNS nhưng các cô vẫn phải không ngừng thể hiện tính cách như của một hầu gái trong mình. Vì vậy rất vất vả. Đây là cuốn sách vạch rõ những vấn đề như vậy. Nên nếu có hứng thú thì mời anh đón đọc sau khi sách được xuất bản.”
Girls・Media・Studies (nhà xuất bản Hokujyu)
Ngày phát hành: 10/11/2020 (ngày dự kiến)
Cô đã đem đến các cuốn sách mà mình có tham gia viết từ trước đến giờ.
“Ngoài ra, nói đến maid cafe thì phải nói đến Akihabara. Tôi cũng có tham gia vào việc vận hành “Licolita_uỷ ban tổ chức các hoạt động cống hiến cho xã hội ở Akihabara”_pháp nhân NPO của Akihabara. Đơn giản mà nói thì đây là hoạt động nhằm mục đích vừa tận hưởng niềm vui ở Akihabara vừa cống hiến cho xã hội trên cơ sở nhận được sự hỗ trợ của các cô hầu gái và các cửa tiệm tại Akihabara. Ví dụ như sự kiện té nước với sự tập hợp của các cô hầu gái tại nhiều cửa tiệm ở Akihaba hàng năm. Gần đây thì chúng tôi có cùng các cô hầu gái tham gia vào chiến dịch dọn dẹp các xe đạp bỏ không do quận Chiyoda tổ chức. Ngoài ra cùng với sự kiện para sport do Tokyo tổ chức thì chúng tôi cũng có tổ chức các trận đấu boccia giữa các cửa tiệm ở Akihabara và các quán maid cafe. Tất cả những điều trên là vì Akiharaba yêu dấu, là để hỗ trợ cho sự giao tiếp giữa các hầu gái. Và tôi thấy rất vui khi có thể cùng với các cô hầu gái cống hiến nhiều điều. Các hoạt động này là vừa vì lợi ích của mình và vừa vì lợi ích của người khác nên tổ chức mới có tên là “Licolita”! (Tạm dịch là “Vì người vì ta”)
Tổ chức có tên và hoạt động thật hay!! Tôi sẽ đề xuất để DoujinWorld cũng được cùng tham gia!!
Licolita_uỷ ban thực hiện các hoạt động cống hiến cho xã hội ở Akihabara
Từ năm 2004 uỷ ban đã tổ chức sự kiện được đông đảo mọi người yêu thích là lễ hội “các cô gái té nước!” nhưng năm nay do ảnh hưởng của virus corona nên sự kiện này không được tổ chức tại cùng một địa điểm mà ở từng cửa tiệm vào giờ mở cửa. Tên của sự kiện cũng được thay đổi là “Tháng té nước khai trương!”. Chúng ta, những người yêu Akihabara hãy cũng ủng hộ sự kiện và xây dựng nên một Akihabara thân thiện nhé!
Thời gian tổ chức: ngày 1/8/2020 ~ 31/8/2020
- Chi tiết xem tại trang web của Licolita bên dưới
Mong các bạn hãy bỏ định kiến với maid cafe và trải nghiệm thử
Văn hoá otaku của Nhật Bản không ngừng được truyền bá ra thế giới. Hiện tại Akihabara cũng có nhiều khách du lịch đến từ nước ngoài nên chắc hẳn “nghiên cứu về các cô hầu gái làm việc ở quán maid cafe” cũng sớm vượt qua biên giới Nhật mà được biến đến nhiều ở cả nước ngoài.
“Không chỉ là khách nước ngoài mà tôi muốn cả khách trong nước cũng hiểu rằng nói là maid cafe nhưng mỗi quán có những phong hoàn toàn khác nhau. Có những quán sôi nổi như “Moemoe kyun” thì cũng có quán mang phong cách cổ điển. Vì vậy, mong mọi người đừng vội phán đoán mà hãy trải nghiệm thử trước. Tôi rất vui nếu các bạn có thể tìm thấy một maid cafe hợp với mình. Chắc chắn các bạn sẽ thấy nơi đó giống như ngôi nhà thứ hai của mình vậy.”
Cảm ơn các cô hầu gái đã đem đến các món ăn và nước uống ngon giúp xoa dịu sự mệt mỏi!!
Maid cafe_nơi chào đón tất cả mọi vị khách bằng lời chào ấm áp “Cô cậu đã về!”. Tôi cũng muốn thưởng thức trọn vẹn một lần cái cảm giác biết ơn từ dịch vụ tưởng như “đương nhiên” mà “không hề đương nhiên” chút nào.
rero
Twitter:@rero70
Follow @doujinworld
Writer
Sato Shiro
Translator
VU BICH LE THUY