🇻🇳
🇻🇳

2020.05.18

Điều đầu tiên cần biết: “Doujin là gì?”

 

 

Chào mừng những người bạn cùng chí hướng! À không, là Doujin mới đúng!!

 

Doujin được biết đến nhiều nhất với ý nghĩa là “các tác phẩm phái sinh cho nhiều lĩnh vực như anime (phim hoạt hình), manga (truyện tranh), game (trò chơi điện tử) được yêu thích” nhưng thực ra từ này vốn có nghĩa gốc là “nhóm người có cùng sở thích và chí hướng”.

 

 

Những từ được cho là đồng nghĩa với Doujin là những từ như “câu lạc bộ”, “hội nghiên cứu”, “nhóm fan hâm mộ (FC)”. Cả từ mà gần đây không nghe nói đến nữa như từ “nhóm hội” cũng có cùng nghĩa tương tự khi mang cùng ý nghĩa là “nhóm, đoàn thể tập hợp vì một mục đích chung.

 

 

Cũng hiếm có từ ngữ nào khiến người nghe thấy háo hức như từ “nhóm hội”. Nếu là những bạn đọc tìm đến trang này như các bạn thì chắc chắn sẽ có một cảm giác đặc biệt nào đó khi nghe đến từ “nhóm hội” này.

 

 

Tóm lại, “Doujin” là những cá nhân hoặc đoàn thể có cùng sở thích, chí hướng.

https://en.wikipedia.org/wiki/Doujin

 

 

Cách giải thích nãy giờ có hơi vòng vo nhưng tóm lại “Doujn” là từ chỉ nhóm bạn có cùng tư tưởng, suy nghĩ đối với một tác phẩm nào đó cho dù đó là tác phẩm phái sinh hay tác phẩm nguyên gốc. Nói cách khác “Doujn” cũng có thể xem là “mối liên kết”.  Cho dù là những người biết cặn kẽ về chỉ một bộ anime, hay một nhân vật nào đó cũng là “Doujin”, hoặc theo một nghĩa rộng hơn thì cả khi cùng nói về “Doujin” thì chúng ta cũng đã là “Doujin” rồi. Nói cách khác, bạn và chúng tôi_những người cùng đến với trang này là “Doujin”. Vì vậy ở đầu trang chúng tôi đã viết “Chào mừng các Doujin!”

 

 

Doujin cũng là một khái niệm mang tính triết học.

 

 

Thế nhưng chúng tôi không có ý định nói về nó như “một kiểu định nghĩa mơ hồ hay theo một học thuyết tinh thần” mà muốn cùng các bạn thảo luận sâu hơn về lịch sử, văn hoá và các điểm vấn đề liên quan đến “Doujin” để chúng ta có cùng chung nhận thức (dù đó là nhận thức nông hay sâu). Đó chính là 10 tín điều dưới đây.

 

 

Mười tín điều của Doujin

Điều 1: Yêu tác phẩm và tư tưởng lồng trong đó.

 

Điều 2: Yêu quý những người bạn có cùng chung tình yêu với tác phẩm.

 

Điều 3: Chấp nhận việc khác nhau trong sự thể hiện tình yêu giữa mỗi người.

 

Điều 4: Ghi tâm việc tình yêu không sinh lợi.

 

Điều 5: Tình yêu của chúng ta không có gì đáng xấu hổ.

 

Điều 6: Không cưỡng ép người khác phải có cùng tình yêu giống mình.

 

Điều 7: Không được quên lòng kính trọng đối với nguyên tác.

 

Điều 8: Phát tán các tác phẩm phái sinh theo cách vi phạm pháp luật là việc làm bôi nhọ “Doujin”.

 

Điều 9: Không chỉ tác giả mà cả những người có chung cảm thụ về tác phẩm đều là Doujin.

 

Điều 10: Doujin có mặt khắp nơi trên thế giới.

 

 

Tiếp theo 10 tín điều, chúng ta sẽ cùng nói đến sự hình thành (lịch sử), biến đổi, thể loại và các điểm vấn đề về Doujin. Tuy nhiên, những điều viết ở trang này chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Sau khi có được các kiến thức bên dưới thì chúng tôi mong muốn các bạn sẽ từng bước từng bước tự tìm hiển sâu hơn về Doujin.

 

 

Các Samura bỏ kiếm cầm cọ và sự xuất hiện của các Doujin văn học đầu tiên ở Nhật Bản!?

 

Nhóm Kenyusha_ nhóm được thành lập với nhân vật chủ chốt là tiểu thuyết gia tên Ozeki Koyo vào thời mạc phủ sụp đổ và Nhật ở trong giai đoạn khai phá văn minh được biết đến như là “Doujin” đầu tiên ở Nhật. Nhóm này tôn trọng nét cổ xưa, mưu cầu sự giải trí hơn lợi ích và nhắm đến việc nâng cao văn học.

 

 

Thành viên của nhóm gồm các nhân vật ưu tú trong nền văn học Nhật Bản như: Yamada Bimyo, Ishibashi Shian, Kawakami Bizan, Iwaya Sazanami. Tên nhóm_Kenyusha lồng trong đó ý nghĩa “mãi mãi là bạn”. Có thể nói đây là “Doujin” đầu tiên của Nhật Bản và cũng là “Doujin” chân chính mẫu mực nhất.

 

 

Kenyusha đã xuất bản tạp chí văn học có tên là Garakuta Bunko vào tháng 5 năm 1885. Lịch sử “Doujinshi” hay nói cách khác là tạp chí tự xuất bản tại Nhật đã bắt đầu từ đây.

 

 

Ozaki Koyo_ông tổ của Doujin ở Nhật bản đã mất vào năm 1903 và hội Kenyusha cũng giải tán nhưng cùng lúc đó thì các tạp chí Doujin khác như Araragi của nhóm thơ tanka, Hototogisu với sự tham gia của Masaoka Shiki và Natsume Soseki cũng đã được xuất bản. Nền văn hoá Douji đã được phát triển mạnh.

 

 

Một sự thật là tác giả nổi tiếng đến mức được in hình trên tờ tiền cũng là người đã tham gia hoạt động Doujin, điều mà không được biết đến nhiều ở Nhật đã không khỏi khiến chúng ta cảm thấy thất vọng.

 

 

Vào thập niên 1910, đã có nhiều hoạ sĩ đã tham gia vào Doujinshi khi mà trước đó chỉ có sự tham gia chủ yếu của giới văn nghệ.  Các Doujinshi như tạp chí Shirakabaha cũng đã được phát hành.

 

.

Trở lại thời điểm hiện tại. Ngày nay các hội chợ Doujinshi thỉnh thoảng đã trở thành các “đấu trường”.

 

 

Vào thời Meiji, các samurai mất đi mục đích sống khi đạo luật bãi bỏ kiếm được ban hành đã tìm lại được đấu trường mới nhờ việc văn hoá Doujin phát triển mạnh tại giai đoạn này. Tinh thần samurai tiềm ẩn trong nam nhi Nhật Bản đã đổi từ kiếm sang cọ và giáp sang các áo thun có in hình nhân vật hoạt hoạ và họ vẫn đang tiếp tục chiến đấu

 

 

Cái kết của trận chiến là mở ra một thời đại mới cho Doujin? Thay chữ bằng tranh và sự ra đời của manga (truyện tranh).

Chắc hẳn không cần phải giải thích manga là gì nhưng chúng ta hãy cùng điểm sơ qua về lịch sử của nó.

 

 

Được biết đến như là manga xưa nhất của Nhật Bản_”Điểu thú hý hoạ” được vẽ vào thời Heian (năm 794 ~ 1185). Sau đó, hý hoạ đã trở thành tác phẩm được bày bán vào thời Edo, phát triển thành tranh ukiyo và xuất hiện trong tác phẩm truyện tranh của Katsuchika Hokusai. Vào cuối thời Edo, tạp chí truyện tranh có tên là Japan Punch đã được xuất bản tại khu vực sinh sống của người nước ngoài ở Yokohama. Tạp chí này được cho là khởi điểm của tạp chí truyện tranh ở Nhật. Sau đó, cùng với sự du nhập văn hoá manga của châu Âu thì cọ vẽ truyện tranh đã được thay thế bằng bút và các manga kể truyện đã ra đời và phát triển đến ngày nay.

 

 

Ngày nay manga đã trở thành thể loại không thể thiếu khi nhắc đền Doujin. Sau khi kết thúc thời Minh Trị thì chiến tranh thế giới vẫn tiếp tục diễn ra. Đó là các cuộc chiến bao gồm chiến tranh Nhật Thanh, chiến tranh Nhật Nga, chiến tranh thế giới thứ nhất. Các cuộc chiến này diễn ra từ thời Taisho và kéo dài đến tận thời Showa. Sau đó là chiến tranh thế giới thứ hai.

 

 

Tất cả mọi thứ đều bị thiêu rụi, bị mất mát, bị tiêu huỷ. Người lớn chỉ biết cắn răng chịu đựng, trẻ nhỏ sợ hãi đến mức không khóc thành tiếng.

 

 

Trong những ngày này thì một trong những thứ giải trí có thể có được dễ dàng là manga. Manga khiến người đọc có thể quên hết mọi thứ và chìm đắm vào trong thế giới riêng. Manga chính là cái đã đem đến giấc mơ cho người đọc…

 

 

Dấu ấn lưu lại trong lịch sử của Doujin là vào năm 1946, sau khi cuộc đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Nhóm Doujinshi với tên gọi là “Manga Man” đã đưa Osamu Tezuka trở thành tác giả truyện tranh hàng đầu của Nhật. Các thanh niên nam nữ đã chìm đắm vào manga. Sau đó, trải qua vài thập niên sau thế chiến thì sự ra đời của tạp chí S-F đã đem lại ảnh hưởng lớn trên khắp Nhật Bản vào giai đoạn phát triển cao độ vượt qua giai đoạn khó khăn sau chiến tranh.

 

 

Nhiều tác giả trẻ đã nhắm đến việc gây dựng tên tuổi như một tiểu thuyết gia SF và vô số các câu lạc bộ Doujin đã ra đời. Trong số đó có cả tác giả Ishinomori Shotaro, tác giả truyện Kamen Rider (Kị sĩ mặt nạ), Cyborg 009 và tác giả Fujiko Fujio_tác giả truyện Doremon và Ninja Hattori-kun. Những tác giả sáng giá trong giới manga lần lượt vươn ra ngành manga từ thế giới Doujin.

 

 

Và vào năm 1962, đại hội SF Nhật Bản (MEG-CON) có sự tham gia của các fan SF (Doujin) đã được tổ chức tại Meguro, Nhật Bản. Số người tham gia khi này khoảng 180 người. Việc trao đổi ý kiến và thông tin đã diễn ra một cách tích cực. Nhiều câu lạc bộ Doujin mới cũng đã ra đời.

 

 

SF được biết đến như là sự kết tinh của các nghiên cứu khoa học. Người bình thường sẽ chỉ mơ về một điều gì đó nhưng các nhà nghiên cứu khoa học thì dành công nghiên cứu ngày đêm để biến điều trong mơ thành hiện thực. Và cuối cùng, thế giới khoa học đã biến những điều tưởng như chỉ có trong thế giới manga thành những điều có thế trải nghiệm được bằng phim ảnh. Văn hoá SF đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết qua bộ phim “chuyến du hành vũ trụ năm 2001” được công chiếu vào năm 1968. Một số câu lạc bộ Doujin được thành lập vào thời này đã mở rộng quy mô thành các công ty chế tác anime. Việc kết hợp giữa manga và anime dần dần được thực hiện.

 

 

Sự ra đời của Comic Market_hội chợ Doujinshi lớn nhất thế giới.

Tokyo Big Sight_nơi tổ chức Comic Market

 

 

Văn hoá Doujin đã không ngừng biến đổi mạnh mẽ cùng thời đại. Đằng sau đó luôn có các trận chiến. Tuy nhiên, các trận chiến dùng vũ lực lớn đã không còn xảy ra tại Nhật Bản sau đại chiến thế giới thứ hai. Như đã nói đến ở đầu trang, Doujin vốn là từ chỉ “đoàn thể hoặc những nhóm người có cùng sở thích và chí hướng.”

 

 

Sau chiến tranh, nhiều câu lạc bộ Doujin đã  không còn sự đồng nhất tại Nhật, mang những sự khác nhau trong chí hướng, tư tưởng dẫn đến không tránh khỏi sự xung đột. Và để Doujin tiếp tục thay đổi, biến hoá thì đã không tránh khỏi sự đấu đá.

 

 

Đây có lẽ là sự kiện lịch sử không tránh khỏi.

 

 

Ngày 21/12/1975 cũng là ngày kỷ niệm hội chợ Doujinshi “Comic Market” được tổ chức lần đầu tiên.

 

 

Hội chợ được chủ trì tổ chức bởi “Meikyu”_câu lạc bộ Doujin bình luận manga đã thu hút sự tham gia của nhiều câu lạc bộ Doujin manga và các hội nghiên cứu manga ở trường đại học. Tại đây đã diễn ra các cuộc phát biểu cảm tưởng và bình luận về các tác phẩm manga đã có trước đó. Khoảng 700 người hâm mộ manga đã tham gia.

 

 

Như đã nói trước đó,  người Nhật chúng tôi xem các hội chợ Doujinshi đầu tiên là Comic Market là các đấu trường.

 

 

Doujin đã trải qua sự thay đổi biến hoá cùng các cuộc chiến.

 

 

Doujin cuối cùng cũng đã tự tay mình tạo ra một “đấu trường” không đổ máu.

 

 

Cùng với sự tiến bộ của khoa học thì kỹ thuật in ấn cũng ngày một phát triển. Vào những năm 1980 thì giá in ấn đã rẻ ở mức mỗi cá nhân cũng có thể tự mình in sách.

 

 

Doujin vốn là tập hợp của những tác giả có cùng chí hướng và cùng với sự phát triển mạnh của manga thì các tác giả manga đã ra đời và cùng với sự phát triển của khoa học, giao thương thì các nhóm phê bình tác phẩm đã được lập ra. Và dần dà đã thay đổi sang thời đại mà “mỗi người đều có thể cho ra đời tác phẩm” chứ không dừng lại ở việc chỉ là “người đọc, người xem”. Nền móng của Doujin hiện đại đã được định hình bởi đấu trường có tên gọi là Comic Market này.

 

 

Comic Market hiện nay (tên gọi tắt là Comiket) được tổ chức bởi hội chuẩn bị Comic Market có quy mô lớn nhất thế giới. Mỗi năm được tổ chức ở Tokyo Big Sight vào tháng 8 và tháng 12. Comic Market được tổ chức và tháng 12 năm 2019 (Tên gọi: C97) đã đạt kỷ lục người tham dự là 750.000 người. Nếu so sánh với số lượt khách đến cổ vũ Olympic trong một ngày là 950.000 người thì Comic Market đã trở thành một sự kiện (đấu trường) không thể xem nhẹ ở tầm quốc tế.

 

 

Thêm vào đó, không chỉ là Comic Market mà các hội chợ Doujinshi đang được tổ chức nhiều tại các nước trên thế giới chứ không chỉ riêng tại Nhật.

 

 

Tại Nhật, các sự kiện được phân thành hai loại. Thứ nhất là các sự kiện cho tất cả lĩnh vực không giới hạn nội dung hoạt động. Thứ hai là các sự kiện chỉ dành cho một lĩnh vực. Sự kiện dành cho một lĩnh vực được giới hạn ở anime, game hoặc tác phẩm văn học nguyên tác nào đó.

 

 

Sự chuyển biến của Doujin mà không thể diễn tả hết bởi viết và vẽ.

  • Cosplay

 

Cùng với việc “những vật thấy được bằng mắt” như Anime và Manga đã trở thành trọng tâm của subculture(tiểu văn hoá) thì giới hạn của Doujin đã không chỉ dừng tại việc “viết” và “vẽ”. Bản thân Doujin cũng trở thành nhân vật trong tác phẩm và cosplay đã ra đời. Cosplay có nguồn gốc từ “costume” và “play”. Ở châu Âu từ này có ý nghĩa là mặc y phục thời xưa để tiêu khiển và tái hiện lại thời đại. Tại Nhật, sau thời chiến tranh thì từ này được dùng với ý nghĩa là học may trang phục trong một thời gian. Bước vào những năm 1980, anime và các tác phẩm được quay phim bằng các hiệu ứng đặc biệt lần lượt ra đời và những người mặc các y phục mô phỏng các nhân vật trong tác phẩm bắt đầu xuất hiện. Trong số đó, tác phẩm đã khiến cosplay trở nên nổi tiếng là “Urusei Yatsura (tác giả Rumiko Takahashi)”. Nhiều fan hâm mộ nữ đã mặc các trang phục gợi cảm và hở hang giống như nhân vật chính trong tác phẩm này để tham dự các sự kiện như hội chợ Doujinshi. Cosplay cũng trở thành một đề tài được nhắc đến trên truyền hình và trở nên nổi tiếng trong xã hội. Ngoài ra, tại market comic 23 được tổ chức vào năm 1983 thì cuối cùng cảnh sát cũng phải vào cuộc vì những y phục quá khích. Việc mặc nguyên trang phục cosplay ra khỏi hội trường đã bị cấm. Cosplay đã trở thành một hiện tượng xã hội cả về nghĩa tốt lẫn nghĩa xấu. Năm 2003, hội nghị thượng đỉnh cosplay thế giới_ngày hội của những người chơi cosplay lần đầu tiên đã được tổ chức. Lầu đầu tiên này chỉ có sự tham gia của 5 người chơi cosplay quốc tế được mời đến từ các nước Ý, Đức và Pháp nhưng hiện tại đã có sự tham gia của những người chơi cosplay từ 30 quốc gia. Hơn nữa, bộ ngoại giao Nhật cũng tham gia tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc coslplay đã phát triển thành một văn hoá góp phần cống hiến vào ngoại giao.

 

 

  • Video Games

 

Việc máy chơi game gia đình được phát hành vào năm 1983  được đông đảo người đón nhận đã đưa số người chơi game máy tính tăng nhiều trên toàn thế giới. Từ đó đã xuất hiện các câu lạc bộ Doujin chế tác phần mềm game. Cái tên phần mềm Doujin được sử dụng sớm nhất là tại Comic Market năm 1984. Câu lạc bộ có tên Teikoku Software đã đem đến phần mềm chơi game máy tính tự làm ra. Sau đó, tính năng máy tính trở nên tốt hơn vượt bậc và game đã trở nên phổ biến. Để đáp lại mong muốn tự mình làm game của nhiều người thì công ty ASCII đã cho ra đời phần mềm cho Super Famicon có tên gọi là RPG Maker. Sản phẩm giúp người chơi có thể tự mình thiết kế ra role-playing game (trò chơi nhập vai) đã trở nên nổi tiếng. Cho đến trước đó thì việc người thường bình thường chỉ có thể diễn tả câu truyện do mình nghĩ ra bằng bút vào giấy nhưng RPG đã giúp tạo ra một phương pháp mới. Dẫu vậy, internet lúc này vẫn chưa được phổ biến như thời nay và các game cũng chỉ là game của Super Famicom nên nhiều người vẫn không thể quảng bá các RPG do bản thân mình tạo ra mặc dù sau đó dòng sản phẩm maker đã được cải tiến nhiều. Thêm vào đó, từ đầu những năm 1990 thì visual novel game (thể loại game kết hợp với các hiệu ứng âm thanh, âm nhạc hình vẽ được lồng vào sau câu chữ) đã được biết đến rộng rãi và các Doujin cũng đã vào cuộc. Một nhóm câu lạc bộ Doujin chế tạo video games và visual novel thì ít nhất cũng thường có từ trên 4~5 người, phân công làm các mảng như thiết kế, viết kịch bản, đồ hoạ, lập trình, âm nhạc…

 

 

  • Music

 

Một trong những lĩnh vực không thể bỏ qua của Doujin là âm nhạc. Giống với các tác phẩm phái sinh của anime và game thì các tác phẩm phái sinh từ việc điều chỉnh nhạc và lời nhạc cũng trở nên phổ biến. Có thể nói nguyên nhân lớn của việc này là do máy tính đã trở nên phổ biến và mỗi cá nhân có thể tiếp cận được âm nhạc máy tính (DTM) vào những năm 1990. Vào giữa những năm 1990 thì chi phí thu CD cũng giảm và các ca khúc tự sản xuất cũng đã lan truyền trong các hội chợi Doujinshi. Khái niệm nhạc Doujin cũng thường hay bị lẫn lộn với nhạc Indie nhưng nếu người sáng tác nói họ là Doujin thì đó là nhạc Doujin. Những năm gần đây cùng với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số ngày một phát triển như “Vocaloid”_đại diện cho Hatsune Miku (một chương trình tổng hợp giọng hát) được chế tạo bởi Yamaha thì phạm vi hoạt động của Doujin ngày một mở rộng.

 

 

Điểm vấn đề do các tác phẩm phái sinh gây ra.

 

Khái niệm căn bản trong định nghĩa Doujin là “chí”. Chí này hướng về đâu thì tuỳ thuộc vào bản thân Doujin nhưng chúng ta hãy cùng nhớ lại 10 tín điều đã viết đầu trang.

 

 

Điều 7: Không được quên lòng kính trọng đối với nguyên tác

 

Điều 8: Phát tán các tác phẩm phái sinh theo cách vi phạm pháp luật là việc làm bôi nhọ “Doujin”.

 

 

Vấn đề xâm phạm tác quyền vẫn thường được nhắc đến trong các hội chợ Doujinshi như Comic Market. Dĩ nhiên (và chắc hẳn là vậy) thì có nhiều tác phẩm không vi phạm phát luật. Ví dụ như các tác phẩm viết về sự thú vị của xe lửa và bình luận tác phẩm văn học. Những nỗ lực viết và nói lên chí hướng, tư tưởng của chính mình cũng đáng được đánh giá cao.

 

 

Tuy nhiên, việc xuất hiện những tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm đã có là sự thật. Đặc biệt là những nơi diễn ra các sự kiện như “sự kiện về một anime nào đó” đã đề cập ở trên có thể nói là các ổ xâm phạm tác quyền. Chúng tôi nói đến điều này không phải vì muốn cản trở hoạt động Doujin cũng không muốn phủ định điều gì. Chúng tôi chỉ muốn Doujin lưu tâm đến cái gọi là tác quyền trong khi thực hiện hoạt động của mình.

 

 

Đầu tiên “thế nào là xâm phạm tác quyền?”. Nếu vạch rõ ranh giới thì tất cả đều là xâm phạm. Tức là việc sao chép hay cho dù chỉ là mô phỏng theo một tác phẩm của ai đó đã làm ra thì đều là xâm phạm tác quyền. Nói cách khác, khi bạn khẳng định một nhân vật giống với một nhân vật đã có trong một game trước đó là nhân vật do bạn tạo ra mà người khác nói là “A! nhân vật này là của game đó mà!” thì đó đã làm xâm phạm tác quyền.

 

 

Tuy nhiên xâm phạm tác quyền là tội phạm yêu cầu khiếu nại. Tức là nếu người bị xâm phạm không khởi kiện thì tội không hình thành. Nếu không may bị khởi kiện thì sẽ bị đưa ra toà xét xử và có khả năng bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

 

Vậy thì tại sao Comic Market_nơi có đầy rẫy sự xâm phạm tác quyền vẫn đường đường chính chính được tổ chức. Và tại sao tác giả nguyên tác không khởi kiện?

 

 

Nhìn từ phía tác giả nguyên tác thì mặc dù một mặt là ý tưởng của họ bị người khác đem ra bán nhưng mặt khác thì Doujin cũng là những người mở đường để người đọc, người xem biết đến nguyên tác. Những người tham gia hội chợ Doujinshi sau khi thấy một nhân vật nào đó dễ thương thì sẽ thấy có hứng thú với nguyên tác từ đó giúp tăng doanh thu và đánh giá về nguyên tác. Như vậy cũng có lợi cho tác giả. Nói tóm lại, những tác phẩm phái sinh cũng giúp quảng cáo miễn phí cho nguyên tác.

 

 

Dẫu vậy, thực tế ở nước ngoài các tác phẩm phái sinh không được nhìn nhận như ở Nhật. Việc khởi kiện là việc đương nhiên. Nói cách khác, việc nguyên tác được biết đến nhờ tác phẩm phái sinh không nhiều. Ngược lại, nếu nhìn trên quy mô quốc tế thì thông thường nguyên tác có khả năng bị thiệt hại cao.

 

 

Nếu vậy thì tại sao các tác giả nguyên tác ở Nhật giả bộ như không biết việc tác phẩm của mình bị nhái?

 

Trong lịch sử của Doujin thì có nhiều người nổi tiếng đã ra đời. Và có nhiều tác phẩm có chất lượng cao thu hút nhiều người hâm mộ không thua gì các tác phẩm được bày bán. Có lẽ chính vì những tác phẩm nguyên tác ở Nhật biết rõ điều đó nên đã đặt kì vọng ở các tác phẩm và các nhân tài ở thế hệ sau.

 

 

Và đó là lý do mà Doujin không được quên các tác phẩm mình có được là nhờ vào thành ý của các tác giả nguyên tác.

 

 

Chúng ta chỉ mới chạm vào một chút trong thế giới của Doujin.

 

Chúng tôi đã giới thiện đến các bạn từ định nghĩa Doujin đến lịch sử hình thành, thể loại và cả các vấn đề pháp luật nhưng đây mới chỉ là những điều hết sức cơ bản. Những điều này mới chỉ dừng lại ở mức khẽ nhìn vào thế giới Doujin từ bên ngoài khe cửa sổ. Dẫu vậy, chỉ cần các bạn muốn tìm hiểu thêm một chút về Doujin qua bài viết này thì chúng tôi cũng đã cảm thấy rất vui. Từ hôm nay chúng tôi và các bạn cũng đã là Doujin.

 

 

Tuy nhiên, nếu hỏi rằng các bạn sẽ luôn giữ được hứng thú về Doujin chỉ qua việc đọc bài viết ở trang web này không thì chắc hẳn câu trả lời sẽ là không. Nếu không tìm thấy những người bạn Doujin có kiến thức chuyên môn sâu thì sẽ không thể nào tiếp tục đi vào thế giới Doujin được. Dù cách làm có vẻ thô sơ bình thường nhưng tôi muốn các bạn sử dụng các công cụ như SNS. Chắc hẳn các bạn sẽ có những đắn đo như “Đột nhiên follow thì có bị coi là đáng ngờ không?”, “Biết bắt chuyện như thế nào đây?” nhưng chỉ cần bước thêm một bước thì cũng có khi sẽ có được cuộc gặp gỡ định mệnh. Và chúng tôi mong muốn các bạn có thể tiếp tục một cuộc sống Doujin một cách vui vẻ.

 

 




Writer

Sato Shiro

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts