🇻🇳
🇻🇳

2020.06.09

Tâm hồn và sinh thái. Sự khác nhau giữa Doujin và Otaku

Hai khái niệm bị xem là một: “Doujin” và “Otaku”

 

Tại Nhật, “Doujin” và “Otaku” thường bị xem là một. Ví dụ như Comic Market thường được cho là “lễ hội Otaku”. Vậy người hoạt động trong lĩnh vực Doujin có phải là Otaku không? Chúng tôi xin giới thiệu về định nghĩa của Douijn và Otaku.

 

 

Đầu tiên, tôi xin được nói đi nói lại điều nghe muốn mỏi tai là Doujin là từ chỉ “đoàn thể và cá nhân có cùng sở thích và chí hướng”. Nói cách khác Doujin được hình thành dựa trên niềm tin và hoạt động Doujin là hoạt động chia sẻ, nói, và hành động dựa trên niềm tin đó.

 

 

Trước hết, tôi xin khẳng định là Doujin và Otaku hoàn toàn không có quan hệ với nhau.

 

 

Doujin chỉ “những người có cùng tâm”. Otaku chỉ “sự sinh thái của mỗi cá nhân”.

 

 

Vậy thì tại sao Doujin và Otaku lại được cho là một? Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử.

 

 

Trong tiếng Nhật, từ “otaku” mang nghĩa “bạn”. Tuy nhiên trong tạp chí ái nhi vào khoảng những năm 1980 thì từ “Otaku” lần đầu tiên đã được viết ra với ý nghĩa chỉ “những người có ham muốn tình dục với trẻ em”. Thêm vào đó, việc nhân vật chính trong bộ anime SF nổi tiếng thời bấy giờ gọi “những người có ham muốn tình dục đặc biệt này” là “Otaku” cũng đã góp phần làm từ này nhanh chóng được biết đến nhiều.

 

 

Vì vậy ý nghĩa ban đầu của từ Otaku đã bị thay đổi và biến thành một từ có nghĩa tiêu cực.

 

 

“Hoạt động Doujin”_ranh giới bởi “ngầu” hay “không ngầu”.

 

Trở lại với câu chuyện “tại sao người hoạt động Doujin lại bị cho là một với Otaku?”. Ví dụ như trong âm nhạc. Một người nào đó tin vào năng khiếu âm nhạc của mình và cho dù không trở nên nổi tiếng hay hoàn toàn không có được thành quả nào nhưng vẫn ngày đêm biểu diễn. Đây cũng là một hoạt động Doujin chính gốc. Nhưng sẽ không ai gọi người này là Doujin hay Otaku. Tại sao lại như vậy? Đó là vì “Âm nhạc vốn được biết đến như là một thể loại ngầu, có phong đột”. Việc subculture (tiểu văn hoá) bị hạ thấp là một việc vớ vẩn, vô nghĩa nhưng đáng tiếc đây là hiện thực…

 

 

Tuy nhiên, nếu nói một cách cực đoan thì hoạt động Doujin tiêu biểu là Doujinshi thường hay có các đề tài về anime, manga và những người yêu thích những đề tài này thường bị gọi là Otaku. Đó là những người mập mạp, hay đau ốm, yếu ớt, quần áo nhăn nheo, không trau chuốt bản thân và dở trong việc giao tiếp với người khác. Đó là hình ảnh mà người ta thường hình dung về Otaku cũng như Doujin.

 

 

Điều đó hoàn toàn sai!! Hoạt động Doujin không đồng nghĩa với Otaku.

 

 

Hoạt động Doujin vốn dĩ là hoạt động không mưu cầu lợi ích. Vì vậy hoạt động này chỉ có thể tự tạo nên các cộng động trái với chủ nghĩa tư bản. Đó là các sự kiện như hội chợ Doujishi. Và ngoài “những người hoạt động Doujin được xem là ngầu giống như  người trong ban nhạc” thì những người hoạt động Doujin bị gọi là Otaku đều chỉ có thể tập hợp tại các sự kiện đó.

 

 

Cho dù có vẻ bề ngoài thế nào đi nữa thì Doujin cũng không mất đi mục tiêu và hoạt động với lý tưởng của mình. Doujin là “tâm”! Otaku là “sinh thái”!

 

 




Writer

Sato Shiro

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts