🇻🇳
🇻🇳

2020.06.03

“Eshi”_từ được biết đến ở cả nước ngoài.

Một từ được biết đến rộng rãi trên thế giới đã sinh ra từ thế giới Doujin.

 

Có nhiều từ ngữ phát xuất từ văn hoá Doujin như “Manga”, “Otaku”, “Cosplay”, “Moe”, “Hentai” đã được lan rộng và sử dụng ở nước ngoài (cho dù đôi khi được sử dụng với nghĩa có hơi khác). Và hiện tại từ “Eshi” cũng đang dần dần được sử dụng ở giới Otaku trong và ngoài Nhật.

 

 

Thực tế chắc hẳn cũng có người không biết đến từ này nếu chỉ nhìn vào chữ cái tiếng Anh.

 

 

Từ này viết bằng chữ hán là  “絵師”

 

 

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì khoảng 30% Otaku ở nước ngoài đã từng nghe đến từ này.

 

 

※Đối tượng khảo sát: khoảng 30 nam nữ tại các nước Mỹ, Pháp, Ý, Trung Quốc.

 

 

Vốn dĩ “Eshi” là từ chỉ những người vẽ tranh như tranh ekiyo. Từ đồng nghĩa với từ này gồm có những từ như hoạ công, hoạ sĩ. Từ này cũng thường được viết trong “Nhật Bản Thư Ký”_sách sử Nhật Bản. Tuy nhiên, khi truyền thống dần bị mất đi thì ý nghĩa vốn có của từ ngữ cũng thay đổi. Bước vào sau thời Minh Trị thì từ này không chỉ được dùng để nói về hoạ sĩ vẽ tranh Nhật mà còn dùng cho hoạ sĩ vẽ tranh phương Tây.

 

 

Từ “Eshi” được dùng trong giới Otaku từ sau những năm 1980. Đó là từ chỉ những người đảm trách việc đồ hoạ như thiết kế nhân vật và vẽ tranh cho các tác phẩm Doujin. Chữ “師” (sư) khiến người ta liên tưởng đến các chữ “勝負師”, “仕事師” (các chữ có nghĩa là “thầy”, “bậc thầy”) và hợp với tố chất người thợ nên đã được lan truyền rộng.

 

 

Tuy nhiên, như đã nói ở trên do từ này được sử dụng cho các bậc thầy nổi tiếng trong lịch sử tranh Nhật nên chứa đựng ý nghĩa nói về những người được tôn trọng. Vì vậy cũng có ý kiến cho rằng người làm việc đồ hoạ trong subculture (tiểu văn hoá) như “Doujin” thì không xứng với từ mang ý nghĩa tôn kính này. Do đó, những người đồ hoạ nổi tiếng được gọi là “Eshi” thì không tự nhận mình là “Eshi” mà dùng từ “người vẽ tranh” để chỉ về mình. Những người tự xưng là “Eshi” thì thường là những người đồ hoạ mới vào nghề hoặc đang học việc, dùng từ này như để chế giễu mình. Có thể nói đây là một đặc trưng riêng của người Nhật_dân tộc thường đè cái tôi xuống và đánh giá bản thân một cách tiêu cực.

 

 

“Eshi” cũng có nhiều thể loại.

 

“Eshi” cũng được chia ra nhiều thể loại. Ví dụ như những người toàn vẽ nhân vật thiếu nữ trẻ đẹp trong anime thì gọi là “moe eshi”. Những người vẽ tranh bé gái thì gọi là “lori eshi”. Vốn dĩ “Eshi” chỉ được dùng để chỉ những người vẽ tranh ukiyo nhưng cùng với thời gian nó đã trở thành từ được chia thành nhiều nhánh trong thế giới Doujin. Và có lẽ đây cũng làm một điều tất nhiên theo trào lưu.

 

 




Writer

Sato Shiro

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts