🇻🇳
🇻🇳

2020.11.11

【Tác giả truyện tranh: Hino Irio】Nếu là vì truyện tranh thì có thể dồn hết tâm sức cho cả những điều không thích.

Đúng với tên gọi, DoujinWorld là website hỗ trợ cho hoạt động doujin. Đó là những doujin nghiệp dư, hoạt động phi lợi và theo đuổi lý tưởng. Tuy nhiên, ngày nay, ranh giới giữa doujin và người chuyên nghiệp ngày càng trở nên mờ nhạt. Chính vì vậy chúng tôi cũng muốn được nghe ý kiến từ cách nhìn của những người chuyên nghiệp. Và, xin mời vị khách ngày hôm nay xuất hiện!

 

Tác giả truyện tranh xinh đẹp_tác giả Hino Irio!!

 

Tác giả Hino chia sẻ những điều cần thiết để trở thành một tác giả truyện tranh chuyên nghiệp

 

“Đã nói là anh đừng gọi là người đẹp rồi mà!! Tôi không tiếp cận độc giả theo cách đó, mà tôi cũng hoàn toàn không phải người đẹp gì cả!!”

 

Thành thật xin lỗi tác giả…Từ giờ tôi xin được bắt đầu phỏng vấn hỏi tất tần tật. Trước khi trở thành tác giả chuyện nghiệp, không biết tác giả Hino có tham gia hoạt động doujin không?

 

 

Ngày lưu lại ấn tượng sâu sắc khi lần đầu tiên biết đến manga

“Nếu là hoạt động như sáng tác doujinshi và bán tại Comiket thì tôi chưa từng làm qua. Nhưng, tôi đã vẽ manga từ lâu. Đó là tầm khoảng 10 tuổi. Vốn dĩ tôi rất thích viết truyện.”

 

Không ngờ tác giả đã tiếp xúc với manga từ thời nhỏ như vậy. Chắc hẳn là chính những nỗ lực từ thời nhỏ đã trở thành nền tảng cho những bức tranh đẹp và ngầu của tác giả ngày nay.

 

“Tôi đã sáng tác câu chuyện đầu tiên vào năm lên tám tuổi. Đó là sách tranh. Và tôi đã ấp ủ ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia và có thể tự vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm của mình. Thời đó, tôi đã đi học thêm tiếng Anh và đã biết đến sự tồn tại của manga. Đó là Ranma 1/2. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy tranh và câu chuyện có trong cùng một tập sách. Khi đó tôi đã nhận ra cái mình đang tìm kiếm chính là cái này!”

 

Đúng là một dấu mốc quan trọng…Từ đó, hoạt động sáng tác của tác giả Hino đã tăng tốc.

 

“Khi lên năm cuối cấp một, không hiểu sao trong lớp tôi đã có một tổ gọi là tổ manga. Đó là tổ chịu trách nhiệm dán manga mới lên tấm bảng thông tin đằng sau lớp hàng tuần.”

 

Đến đây cho tôi hỏi các bạn đọc một chút là thời tiểu học lớp các bạn có tổ này không? Lớp tôi không có! Nói cách khác đây chính là nơi để những bạn có mục tiêu trở thành tác giả truyện tranh, phụ trách tổ truyện tranh và đăng tác phẩm hàng tuần.

 

 

Biết và sử dụng dụng cụ của tác giả truyện tranh chuyên nghiệp

“Thời đó, tôi cứ nghĩ là tác giả truyện tranh sẽ vẽ bằng bút máy. Nhưng bạn tôi đã nói cho tôi biết rằng “những người chuyên nghiệp dùng bút chấm mực để vẽ.” Tôi chưa từng nghe nói đến bút này trước đó nên đã đi đến tiệm bán đồ vẽ tranh và mua thử. Nhưng, nó rất khó sử dụng. Tôi không kẻ được đường nào, mực cũng nhoè hết. Vì vậy mà tôi đã rất shock!”

 

Phải luyện tập mới có thể sử dụng thành thạo dụng cụ của người chuyên nghiệp.

 

Dẫu vậy, cô vẫn không từ bỏ mà khổ luyện để sử dụng được bút dành cho tác giả truyện tranh. Đồng thời cô cũng học cách sử dụng các dụng cụ khác như giấy screentone. Vậy thì không biết cô đã vẽ những tác phẩm như thế nào?

 

“Lúc đó, tôi rất thích những động vật dễ thương. Ngoài ra còn có những nhân vật như pokemon. Không hiểu sao tôi lại không có hứng thú vẽ người. Vì vậy tôi đã để cho các nhân vật là động vật đi bằng bốn chân cầm kiếm (cười). Tôi cũng hay bị bạn bè nói là có khiếu thẩm mỹ lạ lùng.”

 

Hơ…? Động vật đi bằng bốn chân mà lại cầm kiếm ư…? Chúng tôi vốn là những người có hứng thú với những thế giới quan độc đáo nhưng cũng khó mà tưởng tượng ra được.

 

“Nhưng tôi nghĩ dù sao thì cũng phải vẽ được người. Vì vậy tôi đã luyện tập. Cho đến trước đó thì tôi toàn vẽ truyện mà không có sự xuất hiện của con người nhưng chỉ như vậy thì không đủ nên tôi đã suy nghĩ về những câu chuyện có cảnh con người xuất hiện. Dù có không thạo nhưng chỉ cần là những điều cần thiến cho manga thì tôi đã luyện tập hết mình.”

 

 

Những vất vả riêng của tác giả nữ?

Cho dù là tác giả Hino đã đi suốt trên con đường gắn bó với manga nhưng cô cho biết manga là một nghề rất vất vả.

 

“Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã bắt đầu công việc của một trợ lý. Tôi đã vô cùng bất ngờ khi biết có sự khác nhau rất lớn trong bản thảo của người chuyện nghiệp và người nghiệp dư. Chúng quá khác nhau. Tôi đã được một tác giả có tính khí hơi khác người nhưng rất tận tình hướng dẫn chỉ cho tôi các cách vẽ. Một khi đã hưởng lương thì phải nhanh chóng trở thành người có ích nên ngày nghỉ tôi cũng ở nhà luyện vẽ bối cảnh. Nhờ vậy mà sau khi rời khỏi nơi làm đầu tiên tôi cũng có được kỹ thuật đủ để kiếm sống. Nhưng so với nam giới thì số lượng nữ giới có thể vẽ tốt bối cảnh hơi ít. Tôi đã từng làm việc tại tạp chí truyện tranh thiếu niên nhưng khi nói chuyện với những người trợ lý của tác giả mà tôi được cùng làm việc thì không biết có phải do tôi là nữ không mà thường chịu ấm ức khi bị đánh giá dựa trên chuẩn là “nhỏ này làm sao mà vẽ được tranh bối cảnh chứ”. Dẫu vậy, tôi vẫn không ngừng nghĩ đến bố cục cho các câu chuyện và vẽ ra chúng. Nhưng cho dù sau khi được người phụ trách đánh giá rằng tôi đã đạt đến mức độ của người chuyện nghiệp thì tôi vẫn hoàn toàn không nhận được giải thưởng giành cho tác giả mới. Tất cả bảy tác phẩm của tôi đều bị đánh rớt…”

 

Việc có thành kiến với nữ giới trong ngành như vậy là việc khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn.

 

“Vì trải qua những ngày như vậy nên cũng có lúc tôi đã nghĩ đến điều nên tìm kiếm một công việc ổn định. Và, khi tôi tìm việc thì các công ty đã không nhìn nhận sơ yếu lý lịch có đề kinh nghiệm làm trợ lý tác giả truyện tranh của tôi. Song, tôi nghe nói có người nam cùng làm công việc giống tôi thì lại được nhìn nhận.”

 

Tác giả Tsurugina Mai_tác giả nguyên tác của những tác phẩm nổi tiếng như “The Chef” và “Nữ bác sĩ Reika” (bên trái). Nghe nói một dự án mới đang được tiến hành bởi kịch bản của tác giả Tsurugina Mai! Đúng là một điều để trông ngóng!

 

 

Những điều cần ghi nhớ để sống như một người chuyên nghiệp

Cứ như vậy, tác giả đã trải qua nhiều khó khăn do là nữ giới và cuối cùng cũng đã ra mắt được tác phẩm của mình.

 

“Dĩ nhiên khi muốn trở thành tác giả thì ai cũng ôm ấp những giấc mơ như muốn vẽ nên những truyện tranh mình yêu thích, muốn ra mắt tác phẩm đầu tay trong ánh hào quang. Nhưng, đó thực sự chỉ là giấc mơ. Thực tế thì ta cần phải nắm bắt bất cứ cơ hội nào đến với mình và tìm ra những điều mình yêu thích trong công việc nhận được và làm việc một cách vui vẻ. Có lẽ đây chính là những điều cần phải ghi nhớ khi nhận thù lao.”

 

Chắc hẳn đây chính là sự khác nhau rõ ràng giữa người chuyên nghiệp và doujin. Một phía là chỉ làm điều mình thích, một phía là tìm ra điều mình thích. Những bạn vừa hoạt động doujin vừa nhắm đến việc trở thành người chuyện nghiệp thì hãy nhớ đến lời chia sẻ của tác giả Hino nhé.

 

Cám ơn tác giả về tranh minh hoạ có chữ ký! Mời các bạn đón mua truyện tranh nhé!

 

 

 

Hino Irio

 

Twitter:@iyo0112

 

Line manga:https://manga.line.me/product/periodic?id=Z0000586

 

 

 




Writer

Sato Shiro

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts