2020.08.22
【Tác giả truyện tranh BL: Kinoko Yun】Đến Nhật và học được điều là không có gì quan trọng bằng quan hệ con người.
Không có gì hạnh phúc bằng điều đó
Có hơi đường đột nhưng xin phép được bắt đầu bài viết bằng chuyện vô cùng cá nhân của tôi.
Tôi có con gái vừa lên cấp hai và bữa trước khi đang chạy xe hóng gió thì tôi bắt đầu câu chuyện với nó từ đề tài nhẹ nhàng như hỏi han chuyện học hành rằng “lên cấp hai học khó không con?”. Sau đó, nó kể cho tôi nghe về sở thích đam mê gần đây là…
“Con là ota (viết tắt của otaku) nên toàn nói chuyện với bạn bè về mấy chuyện của otaku thôi.”
Chắc là nó thích mấy manga và anime trừ ma diệt tà lãng mạn thời Taisho (Taisho: tên một thời đại của Nhật) nổi tiếng trong giới trẻ đây mà. Tôi thầm nghĩ “có vậy mà tự xưng là ota thì hơi sớm đó con!”
Tôi đã nghĩ vậy, nhưng sau đó đã không tin vào tai mình khi nghe nó nhắc đến từ “cặp đôi Tan …Zen” (Tan và Zen là tên hai nhân vật nam yêu nhau). Gì chứ! Mới 12 tuổi mà con gái tôi đã dấn thân vào con đường đó rồi sao!
Để đúng với vai trò làm cha, tôi đã nói nó kể cụ thể hơn. Và hoàn toàn đúng là “BL”. Nghĩa là nó đã ghiền chuyện Boy loves (Truyện viết về tình yêu giữa các cặp nam). Trời ơi, cái con bé này! Vì vậy tôi đã đến gặp tác giả Kinoko Yun_tác giả manga BL nổi tiếng để xin tư vấn.
Tác giả ơi!! Tôi muốn uốn nắn lại con gái tôi thì phải làm sao đây!!
“HAHAHA, anh cứ kệ nó đi!”
Kệ là sao? Con gái tôi mới học năm đầu cấp hai thôi. Từ giờ nó sẽ đến tuổi dậy thì. Phía trước nó là cả một thời thanh xuân_cái thời mà chỉ cần xem chung sách giáo khoa với thằng bạn mà nó thích cũng đủ làm tim nó đập thình thịch cơ mà?
“Anh cứ nghe tôi, tuổi đó mà biết về BL là rất hạnh phúc đó. Không có gì bằng chuyện đó đâu. Anh cứ trông chừng nó từ đằng xa là được.”
Trời ơi, khi không tôi lại đi hỏi tác giả truyện tranh.
Phòng làm việc của tác giả Kinoko Yun. Phòng chưng đầy các đồ trang trí của các nhân vật mà tác giả yêu thích
Lý do tác giả sinh ra ở Malaysia nhưng làm việc ở Nhật.
Nói chuyện với tác giả Kinoko Yun, bạn sẽ nghĩ cô là người Nhật do tiếng Nhật của cô quá lưu loát, nhưng thực tế cô sinh ra ở Malaysia. Khoảng 15 năm trước, cô muốn sáng tác truyện tranh nên đã một mình đến Nhật.
“Vốn dĩ tôi rất thích truyện tranh shonen (là truyện tranh thiếu niên, thườn dành cho con trai) của Nhật Bản. Ví dụ như truyện bảy viên ngọc rồng. Vì vậy tôi đã tự mình vẽ thử và gửi cho nhà xuất bản ở Malaysia. Không ngờ tác phẩm đó đã đạt được giải. Điều này đã làm cho tôi ngộ nhận….”
Hơ? Vẽ truyện tranh và còn thuận lợi đến mức đạt được giải nữa thì đó là minh chứng cho thực lực chứ vì sao lại là ngộ nhận?
“Malaysia chỉ có một nhà xuất bản truyện tranh nhưng không biết có phải do suy nghĩ quá đơn giản không mà tôi đã nghĩ là tác phẩm của mình sẽ được cả thế giới đón nhận! Và tôi muốn trở thành tác giả chuyên nghiệp ở Nhật”
Thì ra lý do cô nói đến sự ngộ nhận là có liên quan nhiều đến sự khác biệt trong văn hoá truyện tranh giữa Nhật Bản và Malaysia.
“Vì muốn người Nhật đọc truyện tranh của mình nên tôi đã đến Nhật. Nhiều người nói tôi quyết đoán, có dũng khí! Nhưng có lẽ đó chỉ là do tôi ngốc ngếch! (cười)”
Tác phẩm đầu tay của tác giả Kinoko Yun_tác phẩm đã dành giải thưởng ở Malaysia.
Rào cản ngôn ngữ, văn hoá…, quy định pháp luật
Lúc bấy giờ, vì hoàn toàn không biết tiếng Nhật nên đầu tiên cô đã vào trường Nhật ngữ. Đầu tiên, để đạt được trình độ giao tiếp hàng ngày, cô đã không ngừng học tập mỗi ngày.
“Nói là đến trường học nhưng không phải là được dạy để đạt được đến trình độ cần thiết khi ra ngoài xã hội mà chỉ ở mức đàm thoại để người ta hiểu mình nói gì, tức là ở mức học sinh tiêu học. À không, ở mức học sinh mẫu giáo. Sau đó thì người học cần phải tự học những từ trong cuộc sống hàng ngày. Tiếng Nhật rất khó. Vì dụ, tôi đã từng tham gia dịch manga. Việc dịch từ tiếng Nhật ra tiếng nước ngoài không có vấn đề gì nhưng ngược lại, việc dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Nhật rất khó, đặc biệt là lời thoại của nhân vật. Lý do là vì phạm vi nghĩa của tiếng Nhật rất rộng.
Đúng là những chữ Hán mà người Nhật chúng ta vô tư sử dụng hàng ngày có tới mấy cách đọc trong cùng một chữ rồi cả vô vàn những cách nói vòng vo. Vì vậy, chắc hẳn người nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn vì không biết phải chọn từ nào cho đúng.
Ở nước ngoài, manga Nhật và cả BL cũng được biết đến nhiều!
Lời nói ẩn chứa nhiều ý nghĩa
Đến Nhật Bản với mơ ước trở thành tác giả truyện tranh, và đã dành nhiều tâm huyết cho truyện tranh shonen (truyện tranh thiếu niên thường dành cho các bé trai)….nhưng…tại sao lại trở thành tác giả truyện tranh BL??
“Vì đó là cái tôi vốn yêu thích!! Anh biết không? BL không phải chỉ của riêng Nhật. Đó là lĩnh vực được yêu thích ở Malaysia, Mỹ và trên cả thế giới. Và giờ không cần phải giấu giếm gì khi nói đến nó nữa. Giờ đã là thời đại mà ra nhà sách thì sẽ thấy truyện tranh BL nhẹ được đặt kế bên truyện tranh shojo (truyện tranh dành cho các bé gái). Rồi nào là bị gọi là fujoshi (tạm dịch là hủ nữ) nhưng giờ điều đó đã không còn gì là đặc biệt nữa mà đã trở thành điều hẳn nhiên. Ví dụ như trong tạp chí của nam giới thì cũng có nhiều cảnh làm nữ giới thấy đỏ mặt khi nhìn vào và có cả những hình ảnh cơ thể không tưởng tượng được. Nhưng chẳng phải là nam giới thấy thích và coi điều đó là bình thường sao? BL cũng vậy, nữ giới cũng sẽ xem những điều đó là bình thường.”
BL là bình thường…BL là một trong những văn hoá đương nhiên…Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy điều đó cũng đúng.
“Hủ nữ có ở khắp mọi nơi!!!”
Trời ơi!!! Sao mà điều tác giả nói nghe có tính thuyết phục quá. Nhưng khi bị gọi là “hủ nữ” thì cô ấy cũng không cảm thấy khó chịu sao?
“Vâng, đã từng bị nói là hư thối nhưng tôi hoàn toàn không bận tâm. Vì tôi là hủ nữ và cũng hư hỏng thật! (cười)”
Thật quá ngầu!
“Nhưng, tạp chí thương mại là công việc nên cho dù có bị nói là hư thối bao nhiêu đi nữa thì cũng phải vẽ hết trách nhiệm. Công việc không phải có thể làm một mình mà cần có người biên tập và các trợ lý. Nhưng với tạp chí doujin thì tôi có thể buông thả hết mức! Tôi có thể vẽ những điều tôi thích hết cỡ. Có thể vẽ các nhân vật nam ngầu, với cơ bắp cuồn cuộn và các cảnh yêu đương!!! Ôi! Nhắc đến là thấy không chịu nổi.”
Hình vẽ nhân vật mang nét đẹp giống như của trinh nữ trong cơ thể một người nam tính_một hình vẽ chỉ có ở BL
Gửi gắm thông điệp “Cho dù có tài năng bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể làm gì nếu chỉ có một mình.”
Tác giả Kinoko Yun còn đang hỗ trợ những người trẻ tuổi muốn trở thành tác giả truyện tranh ở Nhật giống mình.
“Tôi đã nói chuyện với nhiều bạn trẻ ôm ấp rất nhiều ước mơ lớn. Họ muốn thành công ở Nhật Bản, muốn vẽ truyện tranh. Ước mơ đó rất tuyệt vời. Nhưng cho dù bản thân có bao nhiêu tài năng đi nữa thì cũng tuyệt đối không thể nào thành công nếu chỉ có một mình được. Có rất nhiều khó khăn phải vượt qua như rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt văn hoá… Hiện tại tôi đã đổi sang quốc tịch Nhật nhưng khi đến Nhật tôi là người nước ngoài. Lúc đó tôi đã gặp nhiều khó khăn vì không rõ phải xin visa lao động, visa làm nghệ thuật như thế nào. Có lẽ tôi là người đã gặp được nhiều may mắn sau khi đến Nhật và có được ngày nay nhờ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Nhưng có rất nhiều người đã không đạt được ước mơ như tôi, không vượt qua được rào cản và buộc phải về nước. Không hiếm người đã tốn rất nhiều tiền để đến Nhật, học tiếng Nhật nhưng tất cả đã trở thành lãng phí. Dẫu vậy nếu như họ vẫn muốn cố gắng, vẫn muốn thành công ở Nhật thì tôi muốn được hỗ trợ họ, hỗ trợ những người đã từng giống mình!”
Lời nói này là lời nói của người đã chịu nhiều vất vả mới đạt được thành quả hiện tại. Văn hoá doujin, văn hoá manga là chung trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ quốc gia mà ngôn ngữ và pháp luật sẽ khác. Tôi thật sự muốn một lúc nào có thể xây dựng được “Doujin World” theo đúng nghĩa.
Follow @doujinworld
Related Posts