🇻🇳
🇻🇳

2020.10.04

Khái niệm “cặp đôi” _một khái niệm quan trọng trong tác phẩm BL

Yếu tố quan trọng nhất trong bố cục cấu thành nên tác phẩm BL (boys love, truyện tình yêu giữa các cặp đôi nam) là “cặp đôi”.

 

Bài viết lần này tôi xin được giải thích về yếu tố “cặp đôi” trong thể loại truyện BL

 

 

“Cặp đôi” nghĩa là gì?

Đúng như chữ viết, từ này có nghĩa là tạo ra các “cặp đôi” giữa các nhân vật.

 

Khái niệm cặp đôi được sử dụng trong giới otaku thì không chỉ dành riêng cho tác phẩm BL mà còn sử dụng trong tác phẩm NL (normal love, nghĩa là truyện tình yêu giữa những người khác giới) và GL (girls love, nghĩa là truyện tình yêu giữa các cặp nữ).

 

Và các tác phẩm phái sinh sẽ được ra mắt, công bố và phân chia thành thể loại cụ thể hơn thông qua việc bắt cặp các nhân vật trong cùng một tác phẩm.

 

Ngoài ra từ cặp đôi (coupling) thường được gọi tắt thành CP hoặc coup. Và tôi sẽ sử dụng từ CP trong nội dung bên dưới.

 

 

Điều cơ bản về cặp đôi trong tác phẩm phái sinh.

Trong tác phẩm BL thì CP được ghi kí hiệu là “nhân vật A x nhân vật B”.

 

Trong trường hợp CP bên trên thì nhân vật A sẽ được phân vai nam (bên cho) và nhân vật B sẽ vào vai nữ (bên nhận). Nếu ngược lại nhân vật B là vai nam, nhân vật A là vai nữ thì sẽ được ghi là “nhân vật B x nhân vật A”. Và đây chính là điểm cần lưu ý.

 

Ngoài ra, nhân vật vai A sẽ được gọi là “phía chủ động”, “tachi”, “bên trái”, “ bên trên”, nhân vật vai nữ sẽ được gọi là “phía bị động”, “neko”, “bên phải”, “phía dưới”. (Dưới đây sẽ quy định vai nam sẽ là “chủ động”, vai nữ là “bị động”)

 

“Chủ động” và “bị động” là nội dung cực kỳ nhạy cảm nên cũng có nhiều hủ nữ có suy nghĩ là chỉ đón nhận một CP nhất định nào đó.

 

Cũng có nhiều trường hợp làm phát sinh các vấn đề giữa tác giả và độc giả do lỗi kí hiệu và sự cắt nghĩa sai. Vì vậy việc viết kí hiệu CP trong tác phẩm là việc cần phải vô cùng cẩn trọng.

 

Tôi đã từng nghe nói đến một sự cố. Đó là trường hợp tác phẩm có hình vẽ “nhân vật B x nhân vật A” được phân bố trong thể loại “nhân vật A x nhân vật B” (phía chủ động và bị động bị đảo ngược)

 

Tác giả đó là cho rằng “tác phẩm của tôi là tác phẩm “nhân vật A x nhân vật B” về mặt tinh thần” nên đã phân bố trong thể loại “nhân vật A x nhân vật B” nhưng sau khi phân bố thì đã bị chỉ trích từ nhiều độc giả.

 

Trong trường hợp này nếu trong tác phẩm không có các hình vẽ giới tính thì có lẽ đã được chấp nhận như là tác phẩm trong thể loại “nhân vật A x nhân vật B”.

 

Tuy nhiên tác phẩm đã có hình vẽ giới tính mà hình đó lại là “nhân vật B x nhân vật A” thì đúng là nên được phân bố vào thể loại đúng với quy định.

 

Giống như sự cố trên, do việc ghi kí hiệu CP thường được giao cho tác giả nên dễ xảy ra sự cố do những sự cắt nghĩa của riêng tác giả.

Tóm lại là việc cẩn trọng trong việc ghi kí hiệu CP cho phù hợp với ảnh giới tính_cái vốn là khái niệm căn bản trong kí hiệu CP sẽ là điều giúp tránh được các sự cố không cần thiết.

 

 

Thế giới cặp đôi chính

Hủ nữ phân thành rất nhiều nhánh. Ví dụ như có thể được chia thành hai trường phái là “trường phái quá khích về CP cố định” chỉ nhìn nhận một CP cố định nào đó và cũng có “trường phái đa thể loại”_trường phái thích tất cả các CP như nhau. Thêm vào đó cũng có cách chia khác là “trường phái song phương” _trường phái mà mà cho dù nhân vật A và nhân vật B là bên chủ động hay tấn công gì cũng được và trường phái “tổng bị động”_trường phái chỉ muốn nhân vật A là bị động và sẽ được yêu thích bởi những nhân vật khác.

 

Ký hiệu cho tác phẩm CP cố định là “nhân vật A x nhân vật B” nhưng trong trường hợp đây là tác phẩm song phương thì cần được khi thêm để làm rõ là “nhân vật A x nhân vật B x nhân vật A”.Thêm vào đó, cũng cần ghi thêm chú ý rằng đây là tác phẩm hai chiều.

Trong trường hợp có ký hiệu ghi là “nhân vật A x nhân vật B x nhân vật A” thì đó là tác phẩm mà “nhân vật A x nhân vật B” sẽ là yếu tố chính và các hình ảnh “nhân vật B x nhân vật A” sẽ là yếu tố phụ. Ngược lại, nếu tác phẩm mà “nhân vật B x nhân vật A” là yếu tố chính thì sẽ được ghi kí hiệu là “nhân vật B x nhân vật A x nhân vật B”.

 

Ngoài ra, với các tác phẩm mà nhân vật A và nhân vật B ở phía chủ động, nhân vật C ở phía bị động, nói cách khác là quan hệ tay ba thì hiện chưa có cách ghi kí hiệu rõ ràng. Tuỳ theo tác giả mà có thể là “nhân vật A x nhân vật C x nhân vật C” hoặc “nhân vật A + nhân vật B x nhân vật C” hoặc “nhân vật A→ nhân vật C ← nhân vật C” hoặc “kẹp nhân vật C”.

 

Chắc hẳn việc ký hiệu chưa được thống nhất sẽ là một vấn đề cần phải cải thiện trên quy mô tổng thể của thể loại BL.

Hiện tại, phương pháp hợp lý để tránh các sự cố là thông báo trước trên SNS và thêm vào các ghi chú dễ hiểu.

 

Tôi thật sự mong ngày một có nhiều tác giả có thể tránh được các sự cố ngoài ý muốn này để có thể cống hiến hết mình một cách vui vẻ cho các hoạt động doujin.

 

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ CP là một điểm vô cùng quan trọng trong thể loại BL.

 

Thuyết CP đôi khi cũng là đầu mối gây ra các sự cố giữa các hủ nữ nhưng mặt khác nó cũng là ngõ đưa người đọc đến một gu yêu thích mới.

 

Chắc hẳn việc có được kiến thức về CP sẽ là bước đầu đưa bạn đến với một cuộc sống doujin vui vẻ.

 

 




Writer

Shuuuuhi

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts