🇻🇳
🇻🇳

2021.01.26

Săn tin từ hai sự kiện văn hoá âm nhạc và video mới nhất là THE VOC@LOID M@STER45 và Holoket!!

 

Hai trong một!! Hai sự kiện tổ chức đồng thời

Hôm nay, ngày 15/11 (Chủ nhật) là một ngày đẹp trời! Nơi chúng tôi đang hướng đến là hội trường triển lãm của hội quán văn hoá ở Sunshine City tại Ikebukuro, Tokyo. Nghe nói ở đây có hai sự kiện là VOC@LOID M@STER4 và Holoket được tổ chức đồng thời nên chúng tôi đã xin phỏng vấn ngay lập tức.

 

 

Đơn vị tổ chức cho cả hai sự kiện là kettocom. Nghe nói đó là đơn vị không ngừng hỗ trợ việc tổ chức cho nhiều sự kiện doujin.

 

●kettocom

 

Trang web: http://ketto.com

 

 

●Trang sự kiện

 

THE VOC@LOID M@STER45https://ketto.com/tvm/

 

Holoketto: https://holo.ketto.com/

 

 

 

Những biện pháp phòng chống dịch covid ?

Chắc hẳn điều quan trọng trong việc tổ chức lần này là các biện pháp phòng chống dịch covid. Lúc này đang là thời gian Nhật bước vào mùa lạnh và khô. Cho dù có yêu cầu bắt buộc người tham gia phải đep khẩu trang và có ý thức cao trong việc phòng chống lây nhiễm đi nữa thì đây chính là sự kiện doujin dễ làm con người ta cao hứng. Vì vậy, những biện pháp nêu trên không đủ. Do đó, phía tổ chức đã đưa ra những biện pháp mạnh để phòng chống việc đông người chen chúc trong hai sự kiện.

 

Đó chính là chia thành ba đợi vào!!

 

 

Những người tham gia với tư cách câu lạc bộ thì có thể ở lại hội trường trong suốt ba buổi nhưng những người tham gia bình thường thì chỉ có thể vào hội trường một trong ba đợt. Khi hết giờ thì người tham gia buộc phải rời khỏi hội trường trong tiếc nuối. Ngoài ra, sự kiện không bán vé vào hôm tổ chức. Vì vậy, người không đặt vé trước thì không thể vào hội trường được. Chắc hẳn ban tổ chức cũng phải đau lòng lắm khi ra các biện pháp cứng rắn như vầy…Chúng tôi thật sự nghiêng đầu bái phục.

 

 

 

THE VOC@LOID M@STER45 là sự kiện gì?

_________________________________

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về sự kiện  THE VOC@LOID M@STER45 (dưới đây gọi tắt là VOMAS 45). Đúng với tên gọi, đây là sự kiện phân phối các vật phẩm doujin liên quan đến các nhân vật VOCALOID như Hatsune Miku và những ca khúc sử dụng các phần mềm tổng hợp âm thanh như UTAU và VOCALOID.

 

 

Hai bạn đã từng nhận lời phỏng vấn trong các bài viết trước cũng tham gia với tư cách là câu lạc bộ!

 

(trái) pomm

 

(phải) Tojiru

 

Cả Vocaliod-P_người nhận phỏng vấn từ những ngày đầu cũng tham gia!

 

So sánh với các sự kiện khác thì có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ rệt nhất là đây chính là một sự kiện chuyên về âm nhạc. Người tham gia với tư cách câu lạc bộ chủ yếu là những người sử dụng VOCALOID để chế tác nhạc. Nói cách khác, đó là những người sáng tác tác phẩm gốc. Chính vì vậy, ranh giới giữa người chuyên nghiệp và doujin trở nên mờ nhạt và việc có thể gặp trực tiếp những Vocalo cực kỳ nổi tiếng là một việc vô cùng vui sướng đối với những fan của Vocalo. Chẳng hạn như bạn có thể bắt gặp được những cặp Vocalo nổi tiếng đang trò chuyện với nhau. Và chỉ cần nghĩ rằng biết đâu đây chính là khoảnh khắc ra đời một ca khúc nổi tiếng nào đó thì chắc hẳn cũng đủ làm tim bạn sẽ đập rộn ràng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Holoket là sự kiện gì?

Tiếp theo chúng tôi đã đến hội trường của Holoket (dưới đây gọi là Holoke). Đây là sự kiện các tác phẩm phái sinh doujin của Vtuber_hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống đăng phát Vtuber có tên là Hololive_phần mềm được phát triển bởi công ty Cover. Đúng là những Vtuber có khí thế bừng bừng đang trở thành đề tài của công chúng. Do đã đạt được sự nổi tiếng ở tầm quốc tế nên trước quầy của những câu lạc bộ này đều có nhiều người xếp hàng dài rồng rắn. Hàng xếp ra cả ngoài hội trường kéo dài khoảng 50 m.

 

Không chỉ là doujinshi mà vật phân phối còn có ở nhiều lĩnh vực như phụ kiện, tập tranh minh hoạ…Chắc hẳn không quá lời khi nói nguồn nhiệt này chính là nguồn lực mới của văn hoá doujin. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm phái sinh của Hololive lại tăng nhanh chóng như vầy? Lý do chính là ở quy tắc đã được ghi trong hướng dẫn về tác phẩm phái sinh do công ty Cover đã định ra. Quy định cần lưu ý như bên dưới.

 

 

Điều 4 (Phạm vi được phép sử dụng nhân vật gốc)

 

(1)  Sử dụng vào việc sáng tác tác phẩm phái sinh của nhân vật gốc.

 

(2)  Người sử dụng có thể sao chép, công diễn, công chiếu, thông tin đại chúng, triển lãm, phân phối các tác phẩm phái sinh của nhân vật gốc.

 

(3)  Người sử dụng có thể sử dụng tên gọi tắt, môt hoặc toàn phần tên gọi của nhân vật gốc trên các tài liệu giải thích, tên gọi của tác phẩm phái sinh từ nhân vật gốc. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một phần trong tên gọi của nhân vật gốc để đặt tên cho tác phẩm phái sinh tương ứng.

 

Nguồi trích dẫn: quy tắc bản quyền về việc chế tác phái sinh Hololive.

(https://www.hololive.tv/terms)

 

Nói cách khác, là không cần phải để ý đến việc “không cho phép giống” trong tác phẩm phái sinh. Việc này đã đem lại hiệu quả phối hợp cao với doujin.

 

 

 

 

 

 

 

Hai văn hoá tương phản nhau theo một nghĩa nào đó.

Thông qua Vomas và Holoke thì có thể nói rằng VOCALOID chính là “một văn hoá đã được nâng tầm quan trọng bởi chính người dùng, nói cách khác là chính cách nhìn của doujin”. Và Hololive đã làm rõ ý “văn hoá chính yếu sẽ được bảo vệ bởi vòng tay của những doujin.”

 

Chắc hẳn việc hai loại hình văn hoá có tính tương phản này được tổ chức tại cùng một hội trường sẽ để lại một cảm xúc sâu sắc trong lòng những người tới tham dự.

 

 

 

Không ngừng chụp hình những người chơi cosplay!!

Osuzu-san (@orenorakuen)

 

Yurime-san(@hyakugoume)

 

 

Sakura Yuna-san (@yuna_YJK)

 

Mametake-san(@yuki_ross)

 

 

Mairi-san(@ma8312iri)

 

RingoYu-san(@apple_spa)

 

Karata-san(@krt294)

 

Fay-san(@Fay_Nero_moon)

 

Sakuwomi-san(@Vsakusakupoyo)

 

Mino-san(@urisuke4_)

 

HIKARU-san(@tv_hikaru)

 

 

 

 

※  Tất cả ảnh đã được cho phép đăng

 

 




Writer

Sato Shiro

Translator

VU BICH LE THUY

Related Posts